by long in
E-Sports

Sau VCT LOCK//IN, chỉ có một giải đấu quốc tế để các đội VALORANT hàng đầu thế giới sẽ đối đầu trước khi tham dự Champions là Masters Tokyo.

Giống như VCT LOCK//IN, các đội sẽ tuyển cạnh tranh để đem vinh quang cũng như ưu thế về với khu vực của họ, trong đó bao gồm một suất bổ sung dành cho Nhà vô địch Vòng loại Cơ hội Cuối cùng. Dĩ nhiên, một số tuyển cũng sẽ nỗ lực hết mình vì chính họ. Bởi trong số 4 đội EMEA tham dự, chỉ 3 vị trí cao nhất mới nhận vé Champions. Còn 3 đội đến từ Châu Mỹ và Thái Bình Dương đã đủ điều kiện tham dự.

Thể thức giải đấu chính thức chưa được công bố cho Masters Tokyo, nhưng chúng tôi biết rằng 12 đội sẽ thi đấu: bốn đội từ EMEA, ba đội từ Châu Mỹ, ba đội từ Thái Bình Dương và hai đội từ Trung Quốc.

Về thể thức, giải sẽ tổ chức thi đấu vòng bảng rồi mới đến chia nhánh kép để loại trực tiếp. Đây là thể thức được cộng đồng hoan nghênh hơn VCT LOCK//IN có phần quá khắc nghiệt.

4 hạt giống hàng đầu, một đến từ Châu Mỹ, một đến từ Thái Bình Dương, và hai đến từ EMEA (khu vực chiến thắng tại VCT LOCK//IN). Các đội này vào thẳng vòng loại trực tiếp, bỏ qua vòng bảng. 8 đội còn lại ở vòng bảng sẽ đấu vòng tròn để xác định 4 đội tiến vào vòng loại trực tiếp.

Tất cả các trận đấu sẽ được diễn ra theo thể thức BO3, chỉ trừ trận chung kết nhánh dưới và chung kết tổng của vòng loại trực tiếp là BO5.

  • Vòng bảng: Từ ngày 11 đến 14 tháng 6
  • Vòng loại trực tiếp: Từ ngày 16 đến 25 tháng 6

Sau đây là danh sách các đội đủ điều kiện tham dự VCT Masters Tokyo:

DRX (Khu vực: Thái Bình Dương)

Đúng như dự đoán, những ngôi sao đến từ Hàn Quốc đã thể hiện sức mạnh đáng gờm tại giải đấu Thái Bình Dương. Với tỷ số 8-1 sau giai đoạn thi đấu vòng tròn tính điểm và thắng luôn Team Secret ở trận bán kết nhánh trên, họ nghiễm nhiên giành một suất tham dự Masters Tokyo cũng như Champions 2023.

Theo theo trang thống kê VLR, chuyên gia kiểm soát đẳng cấp thế giới Kim “MaKo” Myeong-kwan đang dẫn đầu giải về đánh giá xếp hạng người chơi, kết thúc vòng bảng ở vị trí gần đầu bảng xếp hạng K/D và phần trăm KAST.

Paper Rex (Thái Bình Dương)

Sau bốn tuần diễn ra VCT Pacific, Paper Rex chỉ đứng giữa bảng với kết quả 2-2. Tuy nhiên, trận thua một chiều trước DRX ở nửa chặng đường dường như đã “thức tỉnh” ứng cử viên quốc tế năm ngoái. Họ lập tức vùng lên mạnh mẽ để khép lại mùa giải thường với 5 trận thắng liên tiếp, với 3 lần cùng đạt tỷ số 2-0.

Ở vòng loại trực tiếp, Paper Rex giành thêm hai chiến thắng 2-0 và “chốt sổ” 3-2 đầy kịch tính tại chung kết tổng để giành suất tham dự Masters Tokyo cùng Champions 2023.

Cặp đôi siêu sao Ilya “something” Petrov và Khalish “d4v41” Rusyaidee xứng đáng làm đầu tàu cho Paper Rex. Cả hai thành viên đều kết thúc mùa giải trong top 5 về K/D, trong đó sự bổ sung giữa mùa giải “something” kết thúc với tỷ lệ thắng clutch cao nhất so với bất kỳ tuyển thủ Pacific nào.

T1 (Thái Bình Dương)

Tương tự Paper Rex, T1 cũng hòa 2-2 ở giai đoạn nửa chặng đường của mùa giải VCT Thái Bình Dương và chịu một trận thua nặng nề trước Gen.G. Thất bại này đã khơi dậy thứ gì đó bên trong đội hình đầy những ngôi sao từng trải tại Overwatch League.

Sau đó, họ thắng liền 4 trận liên tiếp để đủ điều kiện tham dự vòng loại trực tiếp và đánh bại Gen.G hai lần trong các trận tái đấu quan trọng, giành những suất cuối cùng ở Thái Bình Dương tham dự Masters và Champions qua trận so tài thứ hai.

T1 được thúc đẩy bởi hai tuyển thủ từng mài giũa kỹ năng của họ ở Bắc Mỹ: chuyên gia đối đầu Ha “Sayaplayer” Jung-woo và chuyên gia khởi tranh/kiểm soát Son “xeta” Seon-ho. Sayaplayers là một trong những duelist được đánh giá cao nhất ở mùa giải thường, sánh ngang với sự phấn khích mà Paper Rex đem lại.

Attacking Soul Esports (Trung Quốc)

Tại Act 1 của FGC Invitational Trung Quốc, Attacking Soul Esports suýt chút nữa đã ném đi màn trình diễn 5-0 ở vòng bảng với một trận thua ngay lập tức ở vòng play-off và rơi xuống nhánh dưới. May mắn thay, ASE đã nhanh chóng vực dậy để tiếp tục chuyến hành trình, thắng 3 trận liên tiếp ở nhánh dưới trước khi đánh bại EDward Gaming trong trận chung kết tổng.

Đáng chú ý, người đã mang lại sức sống cho ASE là Qu “Life” Donghao, một cựu tuyển thủ của EDward. Anh hiện thuộc nhóm tuyển thủ hàng đầu về xếp hạng người chơi, ACS, K/D và tỷ lệ thắng giao đấu mở màn.

EDward Gaming (Trung Quốc)

EDward Gaming có lẽ là đội tuyển hiếm hoi đến từ Trung Quốc được chuyên gia nước ngoài công nhận thực lực, nhờ từng thi đấu ở cả Champions 2022 và VCT LOCK//IN. Tuy nhiên, các game thủ Valorant thuộc đất nước tỷ dân vẫn đang tìm kiếm ngôi vị vô địch đầu tiên tại một sự kiện quốc tế và EDG mang đến một sự khác biệt đáng kể nhờ kinh nghiệm tham gia dày dặn bậc nhất.

EDG từng bay rất cao tại sự kiện FGC, không thua một loạt trận nào cho đến tận chung kết của vòng loại trực tiếp, và đủ điều kiện tham gia Masters ngay tại thời điểm này. Các thành viên nổi trội phải kể đến bộ đôi Zheng “ZmjjKK” Yongkang và Wan “CHICHOO” Shunzhi, những người lãnh đạo tài năng của đội.

Fnatic (EMEA)

Các nhà đương kim vô địch LOCK//IN tiếp tục thể hiện phong độc cực kỳ ấn tượng bằng chuỗi 21 trận toàn thắng. Với lối chơi phối hợp đồng đội hoàn hảo kết hợp nỗ lực cá nhân phi thường từ đội hình toàn sao của họ, không khó hiểu khi Fnatic nằm trong số những ứng viên vô địch tại giải VCT Masters Tokyo.

Fnatic cũng có đến 4 người chơi lọt vào top 5 về ACS và KDA tại khu vực EMEA. Vì vậy, nếu xét về chỉ số thì “hỏa lực” của Fnatic thuộc dạng cực kỳ đáng gờm. Những đội tuyển đối đầu với họ chắc chắn phải tìm cách hạn chế sự kết dính của các thành viên, đồng thời không bị xao nhãng bởi sự cổ vũ cuồng nhiệt đến từ lượng fan đang phát triển nhanh chóng.

Team Liquid (EMEA)

Trong trận so tài với Natus Vincere vào ngày 24 tháng 5, Team Liquid đã đánh bại cNed cùng các đồng đội để nhận suất tham dự VCT Masters Tokyo. Sau khi bị dẫn trước 8-4, nhóm không để mất tinh thần mà tập trung giữ sự được điềm tĩnh đáng nể tại phe phòng thủ của bản đồ Bind. Nhờ màn tỏa sáng từ nAts (14-5 K/D bên thủ), họ đã thắng map pick của mình với tỷ số 13-11.

Bất chấp sự tự tin sau màn lội ngược dòng, Liquid lại khởi đầu chậm chạp ở Split và NAVI nhanh chóng tận dụng thời cơ gác trước 8-4 với tư cách phe tấn công. Tuy nhiên, sau khi đổi phe thì Liquid đã lấy lại quyền kiểm soát bảng điểm bằng tỷ số tuyệt vời 5-0 khiến NAVI không thể chống trả. Lần này, Sayf là người thúc đẩy đưa Liquid giành chiến thắng 13-10 với 15 frag và chỉ 5 lần bị hạ gục.

LOUD (Châu Mỹ)

Một trong những đội tuyển có thành tích tốt nhất VCT Châu Mỹ cuối cùng cũng giành được tấm vé đi đến Tokyo. Ở trận bán kết nhánh thắng, LOUD nhanh chóng bắt nhịp trước FURIA để giành chiến thắng chóng vánh 2-0. Với sự kết hợp giữa sức mạnh ngôi sao và các thành viên trẻ đang tìm cách tạo dựng tên tuổi, dàn tuyển thủ Brazil này chắc chắn sẽ được ủng hộ nhiệt liệt khi giải đấu bắt đầu.

Xuyên suốt mùa giải, siêu sao Erick “aspas” Santos đã đạt được ACS cao nhất so với bất kỳ người chơi nào trong giải đấu, cùng với số điểm hạ gục nhiều thứ hai và nhiều nhất trên mỗi bản đồ (theo VLR.gg). Trong khi đó, Felipe “Less” Basso 18 tuổi thể hiện cực kỳ xuất sắc, chơi như một trong những lurker giỏi nhất với ACS cao thứ tư và số lần hạ gục nhiều thứ năm trong mùa giải này.

Evil Geniuses (Châu Mỹ)

Hành trình kỳ diệu của một trong những đội tuyển gây bất ngờ nhất tại Bắc Mỹ vẫn đang tiếp diễn. Với chiến thắng áp đảo 2-0 trước Cloud9 vào ngày 24 tháng 5, Evil Geniuses nghiễm nhiên trở thành ví dụ hoàn hảo cho việc một thay đổi nhỏ cũng có thể đem lại kết quả lớn khi họ giành được một suất tham dự Masters.

EG khởi đầu là một đội tương đối bị coi thường với chỉ một trận thắng duy nhất ở nửa đầu giải. Thế nhưng, sau khi giới thiệu tân binh đầy triển vọng Max “Demon1” Mazanov vào đội hình, họ bỗng dưng lột xác thành đội mạnh bậc nhất khu vực. Tuyển thủ 20 tuổi hiện đang lèo lái đội với thành tích ACS cao ngất ngưỡng là 226, nhờ sự hòa hợp hoàn hảo với đội hình và kế hoạch thi đấu của họ.

Tuy nhiên, vấn đề là Demon1 sẽ không thể đến Tokyo để thi đấu vào tháng 6 này. Việc anh vắng mặt chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến màn trình diễn và cơ hội đăng quang của họ tại giải đấu.

FUT Esports (EMEA)

Chúng ta chính thức có một đội tuyển Thổ Nhĩ Kỳ đến với giải đấu Tokyo. Nhờ Fnatic vô địch LOCK//IN hồi đầu năm nay, EMEA có đến 4 đội được tham dự sự kiện Masters và chỉ 2 trong số 6 đội trong vòng loại trực tiếp EMEA không tham gia thi đấu quốc tế.

Trận đấu quyết định của họ ở nhánh dưới là với Team Vitality, và nó không hề dễ dàng chút nào. Sau khi vươn lên dẫn trước tại bản đồ Split với tỷ số 13-9, FUT đã vấp phải sự trỗi dậy mạnh mẽ từ phía đối thủ và đành chấp nhận hòa cũng bằng tỷ số 13-9 tại Haven. Tuy nhiên, nhờ màn trình diễn tuyệt vời của Doğukan “qRaxs” Balaban, họ đã  Lotus đánh dấu 13-6 dẫn đến chiến thắng trong loạt trận 2-1 và một suất tham dự Master Tokyo.

NAVI (EMEA)

NAVI, đội tuyển liên tục đứng thứ hai trong khu vực kể từ sau giải đấu LOCK//IN, là cái tên cuối cùng tại EMEA nhận được tấm vé danh giá. Mặc dù gặp khó khăn khi rơi xuống nhánh đấu thấp hơn, nhưng chiến thắng 2-0 trước Giants Gaming đã giúp họ đảm bảo một vị trí ở giải Tokyo.

Diễn biến của series kịch tính hơn dự đoán, nhờ hai điểm số bản đồ 13-9 liên tiếp trên cả Pearl và Ascent. Tuy nhiên, các thành viên cốt lõi (core) dày dặn kinh nghiệm đã biết cách vượt qua thử thách để lọt vào một cuộc thi quốc tế khác. Trong đó, Dmitry “SUYGETSU” đặc biệt Ilyushin nổi bật nhờ màn trình diễn 46 điểm hạ gục bằng cả Killjoy và Cypher.

NRG Esports (Châu Mỹ)

Chốt sổ danh sách đội tuyển tham dự giải đấu Tokyo là NRG Esports, đội đã vượt qua vòng bảng với chiến thắng 2-1 đáng nhớ trước Cloud9 ở VCT Châu Mỹ. NRG sẽ bước vào vòng loại trực tiếp với thành tích 6-3, đứng thứ ba sau Cloud9 (thứ hai với tỷ số 8-1).

Cả C9 và NRG đều thua EG ở nhánh trên, rồi gặp nhau sau khi vượt qua Leviatán và FURIA. Hai đội lần lượt thắng lượt chọn bản đồ của nhau, chỉ còn lại Haven để quyết định ai sẽ đặt vé đến Nhật Bản. NRG cuối cùng đã giành chiến thắng trong hiệp phụ gay cấn 14-12 nhờ 23 điểm hạ gục từ Victor Wong.

Tổng hợp

Share Post:

Related Bài viết